Thờ phụng & ảnh hưởng Thiên_Y_A_Na

Dinh Mẫu tại khu tháp Po Nagar

Trích một số ý kiến:

  • Tín ngưỡng thờ bà Thiên Y A Na được bắt nguồn từ tục thờ bà Ponagar của người Chăm. Hay nói đúng hơn, những người Việt đến định cư ở đất này đã Việt hóa tục thờ Bà Mẹ Xứ Sở của người Chăm bằng truyền thuyết về bà Thiên Y A Na giáng trần tại núi Đại An và hiển thánh ở Tháp Bà - Nha Trang.[8]
  • Việc thờ cúng Thiên Y A Na có nhiều yếu tố tương tự tục thờ Mẫu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, có xen lẫn với hiện tượng cầu đồng, hát chầu văn...và đối với người bình dân, ít ai nghĩ đây là một vị thần có nguồn gốc Chămpa. Ở các miếu Bà, mặc dù bên trong miếu có thờ một tượng thần Chămpa, nhưng các truyền thuyết đi kèm thường miêu tả như là nhân thần Việt.[9]
  • Chúa Xứ Thánh mẫu hay Chúa Xứ Nguyên Nhung là thần phù hộ nông dân trong một ấp. Nguồn gốc là vị thần này là Ũma – tức nữ thần Bảo Tồn của đạo Bà La môn tại Ấn Độ. Nữ thần Ũma được dân tộc Chăm biến thành Pô nagar - bà Mẹ xứ sở; được người Việt biến thành Ngung Mang nương - là nữ thần phù hộ người đi khai hoang. Từ miền Trung, Po Nagar được đồng nhất thành Thiên Y A na - bà Chúa Ngọc Thánh phi, tục gọi là bà Chúa Ngọc, bà Chúa Xứ hoặc Chúa Xứ Thánh mẫu. Nhà Nguyễn xếp Thiên Y A na Diễn Ngọc phi vào bậc thượng đẳng thần...Từ đó, khi khai hoang lập xong một ấp thì lưu dân xây dựng ngôi miếu thờ Chúa Xứ Thánh mẫu. Do vậy, ở Tiền Giang có hàng trăm ngôi miếu thờ, đa số tập trung ở vùng Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo...[10]
  • Bà Chúa Ngọc nương nương, hay bà Hồng, cô Hồng ở Nam Bộ, bắt nguồn từ Bà Mẹ xứ sở của người Chăm. Bởi Thiên Y A Na ở miền Trung, được nhà Nguyễn tiếp nhận, phong là " Hồng nhân phổ tế linh ứng thượng đẳng thần." Và Bà Đen ở Tây Ninh, Bà Chúa Xứ ở Nam Bộ rõ ràng cũng là sự tiếp nối của bà Thiên Y A Na. Bằng cớ, là tục thờ Bà với nhị vị công tử, gọi là cậu Tài (truyền thuyết là Tri), cậu Quí (nói trại là cậu Chài, cậu Quý). So với giai thoại, thì hai con Bà đều thuộc nam giới.[11]